8 LỖI KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP KHI THI CÔNG GẠCH ỐP LÁT Trước khi nói về vấn đề này. Xin lưu ý với quý vị: Gạch bị lỗi kỹ thuật thường xảy ra ở gạch loại 2 và loại 3 và gạch loại 1 khuyến mại ( với những loại này hầu hết các nhà máy, nhà nhập khẩu không giải quyết khiếu nại). Tất nhiên, xác suất gạch loại 1 chính phẩm bị lỗi cũng vẫn có nhưng tỉ lệ rất thấp và phụ thuộc vào hệ thống quản lý chất lượng của từng nhà máy. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy càng chặt chẽ thì tỉ lệ gạch bị lỗi kỹ thuật càng thấp và ngược lại. Các lỗi kỹ thuật thường gặp khi thi công gạch ốp lát sau: Lệch màu: - Thông thường khi gạch được sản xuất ra, các nhà máy đều phân lô, ca, ngày sản xuất rất chặt chẽ tại kho. Hầu hết, giữa các lô, ca, ngày sản xuất khác nhau đều có sự sai khác nhất định về màu sắc. Vì vậy, lỗi lệch màu thường gặp nhất là do bộ phận kho xuất lộn giữa các lô, ca, ngày sản xuất. Khi phát hiện lỗi ...
Chiều cao tầng nhà như thế nào là hợp lý Nhà cao, cửa phải rộng để đảm bảo lưu thông không khí, làm cho nhà thông thoáng, đó là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự hanh thông cho ngôi nhà của gia đình bạn. Vậy chiều cao nhà như nào cho hợp lý? Tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên chính là chiều cao 1 tầng nhà. Trong kiến trúc và xây dựng, người ta thường lấy chiều cao tầng nhà bằng bội số hàng 2 chục, 20-26... lần của chiều cao bậc tam cấp. Chiều cao bậc tam cấp lên nhà là a=150mm (15 phân hay 0,15m). Thế nên trong thực tế nhà dân có các chiều cao tầng nhà phổ biến là: 3m (20 lần chiều cao bậc tam cấp), 3,3m (22 lần) , 3,6m (24 lần), 3,9 m (26 lần). Trừ phi là làm gác xép, chứ không nên lấy chiều cao nhà ≥4m vì tốn vật liệu lắm (gạch, xi, cát đá, sắt thép sẽ tốn hơn), chi phí làm cửa, cầu thang cũng tốn kém. Nhà hẹp mà chiều cao lớn sẽ có cảm giác sống trong 1 cái giếng, đây là hậu quả của việc xây nhà không có thiết kế ...